Bà chị dâu em hồi mang bầu khỏe mạnh vô cùng. Phải nói thật là hiếm có ai được như chị ấy, trong khi mình thì nghén lên nghén xuống, hết cảm cúm lại táo bón thì bà khỏe re, vẫn làm ăn buôn bán bình thường.
Mọi người vẫn hay đùa: Mang bầu gì mà chỉ khác mỗi cái là bụng to lên, chứ chân tay vẫn nhanh nhẹn như thường!
Đến ngày sinh, chị đến viện buổi sáng thì tầm trưa đã đẻ xong xuôi. Sáng hôm sau bác sĩ cho xuất viện về nhà luôn. Phải nói thật là em quá phục chị ấy, khỏe mạnh nên sinh nở nhanh gọn dã man.
Đợt mang bầu con Cún em có lân la hỏi bí quyết, chị ấy nói rằng bí quyết để khỏe mạnh trong thai kỳ và sinh nở dễ dàng là phải có chế độ ăn uống hợp lý. Mà đặc biệt là chăm ăn khoai lang, khoai sọ…
Em nghe xong ngạc nhiên lắm, toàn loại củ quê mùa thôi không ngờ lại bổ béo đến vậy. Mà tìm hiểu xong thì còn ngạc nhiên hơn nhé, không những tốt cho mẹ mà còn đại bổ cho thai nhi! Thế này thì phải tẩm bổ thường xuyên thôi!
Ảnh minh họa
1. Khoai lang
Khi nghĩ tới loại củ nào tốt nhất cho bà bầu và thai nhi, khoai lang chắc chắn phải là cái tên được liệt kê hàng đầu.
Trong thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn chất beta caroten có khả năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu để chống lại các vi rút gây bệnh cảm cúm, đồng thời những dưỡng chất quý trong khoai lang còn giúp phụ nữ mang thai tăng sức đề kháng. Hạn chế mắc các bệnh gây ra dị tật thai nhi.
Việc ăn khoai lang đều đặn hàng ngày cũng giúp mẹ bầu phòng bệnh tiểu đường, trị táo bón thai kỳ, giảm ốm nghén, chống viêm nhiễm, viêm khớp…
Bên cạnh đó, khoai lang còn là một nguồn canxi dồi dào cho thai nhi, 1 củ khoai lang trung bình cung cấp 55mg canxi cần thiết cho thai nhi. Vì vậy mẹ sẽ không cần phải ăn quá nhiều tôm cá mà chỉ cần ăn khoai lang là đủ vì loại củ này đã chứa quá nhiều canxi rồi.
Càng về 3 tháng cuối, mẹ càng nên ăn nhiều khoai lang để trí não thai nhi tăng cường nếp gấp, tăng khả năng ghi nhớ thông tin của não, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
2. Khoai môn
Theo các chuyên gai dinh dưỡng, bà bầu ăn khoai môn rất tốt cho cơ thể. Những dưỡng chất trong khoai sẽ giúp bà bầu cũng cấp những dưỡng chất thiết yếu cho suốt quá trình mang thai.
Khoai môn rất giàu chất magie, vì vậy khi mẹ bầu ăn nhiều sẽ tăng hệ miễn dịch và bồi bổ cho sức khỏe của xương cũng như hệ thần kinh. Ngoài ra, lại củ này còn giúp mẹ kiểm soát huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu.
Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp mẹ giảm được chứng chuột rút ở chân – 1 bệnh thường gặp trong thời kỳ mang bầu.
Những mẹ bầu bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ thì nên sử dụng khoai sọ vì trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt.
3. Củ đậu
Không chỉ ăn ngon miệng, củ đậu còn có tính giải nhiệt, thanh mát rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.
Ngoài ra, trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho mẹ bầu ốm nghén.
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang bầu, mẹ thường bị táo bón và trĩ gây ra tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ăn thường xuyên củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, củ đậu tươi còn là liệu pháp làm đẹp rẻ tiền mà rất hữu hiệu cho mẹ bầu. Mùa đông, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
4. Củ dền đỏ
Củ dền được coi là một nguồn thực phẩm giàu folate, lipid, carbon hydrate, protein, kali và các vitamin. Ngoài ra, củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate cao tương đối hơn so với các loại rau củ khác. Chất oxy hóa nên củ dền được xem là trợ thủ đắc lực bảo vệ cơ thể, chống lại sự uể oải, mệt mỏi khi ốm nghén và phòng tránh cảm cúm.
Không chỉ có vậy, củ dền còn rất giàu sodium, magnesium, potassium và vitamin C. Dịch ép từ củ dền có tính giữ ẩm cao rất có lợi trong việc bảo dưỡng da. Mẹ bầu chỉ cần rửa sạch mặt sau đó bôi dung dịch củ dền lên da mặt. Ngoài ra, củ dền còn giúp mẹ bầu thư giãn, ổn định tinh thần và tăng sức bền cho cơ thể, chuẩn bị cho quá trình lâm bồn “hao tốn sức lực”.
5. Củ cải
Axit folic trong củ cải giúp tránh cho bào thai khỏi các khuyết tật ống thần kinh. Kẽm trong củ cải đóng vai trò xây dựng chức năng hệ thần kinh và bộ não của bé.
Canxi và photpho trong củ cải cũng sẽ giúp xương và răng thai nhi định hình tốt. Bên cạnh đó, các vitamin B trong loại củ tuyệt vời này đóng vai trò quan trọng giúp bào thai phát triển
Ngoài ra, củ cải rất ít kalo và chất béo nên bạn có thể yên tâm ăn mà không sợ béo phì. Hàm lượng nước cao trong củ cải tạo điều kiện tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể giải độc. Đây là yếu tố rất có lợi cho thai kỳ.
1 số lưu ý khi ăn:
Mẹ tuyệt đối không được ăn sống các loại củ trên vì nó có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.
Mẹ nhớ chỉ nên vừa đủ chứ không nên ăn quá nhiều để tránh gây hại. Chỉ nên ăn 1,2 bữa trong 1 tuần là được.
Khi ăn nếu cảm thấy buồn nôn, khó chịu thì tuyệt đối phải dừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ về những triệu chứng này.