Theo nghiên cứu khoa học, người mẹ có khả năng truyền gen di truyền trí thông minh cho con cái bởi trí thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng di truyền không phải yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của trẻ.
Chỉ khoảng 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường, lối sống. Do đó, bên cạnh yếu tố bẩm sinh, mẹ hoàn toàn có thể cải thiện IQ của con thông qua những thói quen hàng ngày.
Sinh con trong độ tuổi ”vàng”
Ở quãng 23-30 tuổi là độ tuổi “lâm bồn” lý tưởng nhất. Thời điểm này, phát triển của cơ thể mẹ đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, do đó nguy cơ đột biến ít nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp….
Hơn nữa, ở độ tuổi này, kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.
Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già”, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Chăm chỉ vận động sẽ sinh ra em bé thông minh hơn
Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, ở các bà mẹ thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại. Điều này là do việc tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, giúp tăng lượng máu tuần hoàn tới não thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và từ đó, trí tuệ của em bé được tăng cường mạnh mẽ.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Montreal (Canada) cũng đã chọn ra 20 phụ nữ mang thai để tham gia nghiên cứu. Nhóm thứ nhất được đề nghị tập luyện thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại không thực hiện các bài tập thể dục mà chỉ vận động ở mức độ vừa phải. Kết quả theo dõi ghi nhận những đứa trẻ mà mẹ có tập luyện thể dục khi mang thai có thể dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa các âm thanh. Khả năng này được coi là tín hiệu của sự phản xạ thuần thục, đồng thời cho thấy não bộ của các bé này đã và sẽ phát triển nhanh hơn.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Việc ăn uống rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể lẫn sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh. Do đó, nhiều loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Trong khi sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi, thì axit folit quyết định đến sự hình thành mô não của thai nhi. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não kém hoạt động. Thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ cho thai nhi trong bụng mẹ. Những axit này giúp thúc đẩy khả năng của não bộ và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí thông minh của bé.
Luôn giữ tinh thần thoải mái
Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp tăng chỉ số IQ cho trẻ không chỉ được bắt đầu khi bé sinh ra, mà ngay từ khi còn trong bụng. Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những quyển sách hay thì biểu đồ sóng siêu âm hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi diễn ra rất tốt. Ngược lại, nếu bà bầu phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những hoạt động tích cực của bé sẽ kém đi.
Chính vì vậy khi mang thai, người mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe đảm bảo tinh thần thư thái, không để cơ thể bị căng thẳng.