Đặt tên cho con là việc quan trọng, nhiều lúc khiến ba mẹ phải suy nghĩ đến đau đầu. Bên cạnh việc đi tìm tên đẹp, mẹ còn phải biết những cái tên không nên đặt cho con để tránh nữa nhé.
Khi chọn tên cho bé sẽ có những cái tên không nên đặt cho con, bố mẹ biết chưa? Việc đặt tên cho con được nhiều ba mẹ quan tâm và dành nhiều thời gian để tìm kiếm, chọn lựa cho đến khi hài lòng nhất.
Tuy nhiên, có những cái tên khi gọi lên nghe rất hay, nhưng vô tình phạm vào một trong những điểm không tốt, cần kiêng kỵ khi đặt tên. Mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Một số điều cần lưu ý khi đặt tên cho con
Có những gia đình nghĩ rất nhanh cái tên cho em bé, nhưng cũng có nhiều ba mẹ cảm thấy khó khăn trong việc chọn lựa một cái tên vừa ý. Việc đặt tên sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nếu mẹ lưu ý một số điểm sau.
1. Không nên mong chờ một cái tên quá hoàn hảo
Cái tên mang nhiều ý nghĩa, gửi gắm nhiều kỳ vọng, mong mỏi của ba mẹ đến thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt mục tiêu phải tìm một cái tên thật hoàn hảo, chứa đựng tất cả tinh túy của đất trời, những mong ước của gia đình, dòng tộc.
Việc đặt tên với quá nhiều ý nghĩa tuyệt đối sẽ có thể khiến bé khi lớn lên bị áp lực khi cảm thấy mình không như kỳ vọng của ba mẹ. Ngoài ra, những cái tên này còn dễ khiến bé bị bạn bè trêu chọc.
Không nên đặt những có tên quá nặng nề vĩ đại gây áp lực cho con sau này
Những tên không đặt cho con trong trường hợp mang nghĩa tốt đẹp hoàn hảo, vĩ đại mẹ nên cân nhắc kỹ như: Hoa Hậu, Bạch Tuyết, Ngọc Ngà, Châu Báu, Trạng Nguyên, Thành Công, Mỹ Nhân, Đại Tài, Thúy Kiều, Phú Quý, Hằng Nga, Tiểu Thư, Diễm Lệ, Cao Sang, Phát Tài, Vô Địch, Vô Đối.
Việc tìm kiếm sự hoàn hảo tuyệt đối khi đặt tên sẽ vô tình tạo nên áp lực cho mẹ, từ đó khiến mẹ khó khăn trong việc chọn được một cái tên ưng ý. Chỉ cần tên gọi nghe dễ chịu, mang một phần ý nghĩa nào đó và không phạm vào những điều kiêng kỵ là đã ổn rồi mẹ nhé.
2. Không đặt tên quá vội vàng
Mẹ nên dành thời gian suy nghĩ về cái tên cho bé. Nhiều ba mẹ không có sự chuẩn bị nên thường rơi vào tình huống đặt tên trong lúc gấp gáp, vội vàng.
Việc suy nghĩ cái tên quá nhanh, quá gấp dễ khiến mẹ cảm thấy không hài lòng sau khi suy nghĩ lại.
3. Không ảnh hưởng bởi những nhận xét của người khác
Trong quá trình tìm kiếm và chọn lựa một cái tên cho bé, mẹ hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Tuy nhiên, 9 người 10 ý, quá nhiều ý kiến khác nhau có thể sẽ khiến mẹ hoang mang.
Sẽ khó có một cái tên nào có thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo một vài người thân trong gia đình, nhưng đừng quá ảnh hưởng bởi sự khen chê. Hãy chọn một cái tên dựa trên sở thích và suy nghĩ, chính kiến của mình mẹ nhé.
4. Một số nguyên tắc khác bố mẹ cần lưu ý khi đặt tên cho con
Trước khi tìm hiểu kỹ về những tên không nên đặt cho con, mẹ nên lưu ý những nguyên tắc khác như tránh tên gây hiểu lầm, khó nghe; không nên Tây hóa tên bé; không đặt tên con bằng số hay ký tự; hạn chế dùng các từ đồng âm; tên con trai, con gái phải thể hiện rõ nét tính cách và đặc điểm của từng giới.
Những cái tên không nên đặt cho con
Bên cạnh việc đi tìm tên gọi thật đẹp, thật hay để đặt cho bé, mẹ cũng nên biết về những cái tên không nên đặt cho con nữa nhé. Đây là kinh nghiệm đặt tên được đúc kết từ xa xưa, giúp bé vừa có tên gọi hay, mang lại may mắn, vừa tránh được những phiền phức không đáng có sau này.
1. Những cái tên không nên đặt cho con – tên trùng tiền nhân
Mẹ đặt tên cho con không trùng với tên của ông bà, thậm chí kể cả cô, dì, chú, bác cũng nên hạn chế. Việc trùng tên với các bậc vai vế lớn trong nhà thường coi là phạm húy và bé sẽ không được tổ tiên phù hộ.
Tốt nhất là trước khi đặt tên, mẹ nên tìm hiểu những tên trong 3 đời dòng họ, nhất là tên của các vị tổ tiên đã mất để tránh đặt trùng.
Mặc dù điều này không dựa trên cơ sở khoa học hay vi phạm pháp luật, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mẹ vẫn nên tránh thì hơn.
Tiền nhân có thể hiểu là ông bà tổ tiên, những người lớn trong dòng tộc.
2. Những cái tên không nên đặt cho con – tên quá khó gọi
Tên gọi sẽ đi theo con suốt cuộc đời và được người khác phát âm hàng ngày. Vì vậy, mẹ lưu ý không nên chọn những cái tên đọc lên nghe trúc trắc, khó phát âm. Điều này gây khó khăn cho người khác khi gọi tên con cũng như có thể gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
Thông thường, tên gọi của người Việt thường có 3 hoặc 4 chữ, một số ít tên có 2 hoặc 5 chữ. Mẹ nên chú ý phân bổ thanh, dấu sao cho tạo nên sự hài hòa khi kết hợp.
Chẳng hạn, mẹ tránh dùng các từ có cách phát âm khó đứng gần nhau như Hoàng Oanh, Nguyễn Nguyệt, Nguyễn Huyền, Triệu Thuyết, Trần Trọng, Huỳnh Hoàng, Đồng Dương.
Mẹ tránh đặt tên kết hợp các chữ có cùng dấu đi liền nhau, đặc biệt là các thanh trắc. Một số tên khó đọc như Trần Huyền Hà, Trịnh Triệu Thuỷ, Huỳnh Hoàng Oanh, Nguyễn Hạ Việt, Thuỷ Tạ, Đạt Nguyện, Thành Lạc, Đỗ Vũ Mỹ, Tạ Thị Hiện.
Tên trúc trắc, khó đọc là những cái tên không nên đặt cho con
3. Tên dễ gây hiểu lầm giới tính
Đây cũng là yếu tố cần cân nhắc khi đề cập đến những cái tên không nên đặt cho con. Thời nay, có rất nhiều trường hợp bé gái có tên giống tên con trai và ngược lại. Việc đặt tên như vậy không có gì sai, nhưng dễ gây rắc rối cho con khi lớn lên. Khi đi học, bé sẽ dễ bị bạn bè trêu chọc.
Khi làm các thủ tục hành chính, việc tên gọi gây hiểu lầm giới tính rất dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn trong giấy tờ. Tên gọi khó phân biệt nam nữ cũng làm người khác cảm thấy khó xử nếu lỡ xưng hô sai với giới tính của con bạn.
Nếu mẹ có một bé trai, một số tên sau sẽ dễ gây hiểu lầm giới tính cho bé nếu mẹ lựa chọn: Ngọc Thuỷ, Hà Linh, Thanh Dương, Hải Châu, Việt An, Hải Quỳnh, Xuân Thắm.
Nếu là bé gái, những cái tên mạnh mẽ như Minh Việt, Phước Nguyên, Xuân Sơn, Duy Khang, Hà Duy, Việt Anh sẽ rất dễ mọi người gọi nhầm bé là con trai.
4. Tên dễ liên tưởng đến ý nghĩa không hay
Một số cái tên nhạy cảm, dễ mang lại rắc rối cho con có thể kể đến như sau:
- Tên có liên quan đến chính trị, thời cuộc.
- Tên theo dạng cảm xúc: Thị Vui, Đại Mừng, Văn Sướng. Những cái tên này sẽ dễ gây nên tình huống dở khóc dở cười trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn trong đám tang.
- Tên có thể nói lái thành nghĩa không hay: Khi chọn tên, mẹ nên thử tất cả các trường hợp nói lái, nói nhại cái tên để đảm bảo sau này không ai xuyên tạc để trêu ghẹo bé. Ví dụ như Tiến Tùng (nói lái là Túng Tiền), Thắng Đức (nói ngược là “Đứt Thắng”).
- Các chữ trong tên ghép thành nghĩa xấu: Mẹ cũng nên chú ý đến các chữ cái đầu của các từ trong tên, tránh việc ghép lại thành một từ có nghĩa xấu. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng cẩn thận vẫn hơn, mẹ nên kiểm tra kỹ trước khi “chọn tên gửi vàng nhé”.
Một số lưu ý khác khi đặt tên cho con
- Không nên dùng những từ ngữ lạ, khó hiểu khi đặt tên con.
- Nên cân nhắc khi đặt tên con theo trào lưu, vì có thể khi xu hướng đó đi qua, mẹ sẽ cảm thấy cái tên lỗi thời và không thích nữa.
- Mẹ cẩn thận khi đặt tên con theo tên người nổi tiếng. Lý do là nếu người đó có tai tiếng xấu, bé sẽ dễ bị bạn bè ghẹo vì trùng tên.
Không có một tên gọi nào xấu hoàn toàn hay tốt tuyệt đối. Việc đặt tên cho con là để ba mẹ thể hiện niềm yêu thương, nâng niu, gửi gắm những gì tốt đẹp cho bé.
Những cái tên không nên đặt cho con là các kinh nghiệm được đúc kết từ lâu, qua nhiều thế hệ. Mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để có sự chọn lựa kỹ càng hơn khi tìm kiếm cái tên cho bé yêu của mình nhé.